X
Sunday, December 31, 2017
Saturday, December 30, 2017
Friday, December 29, 2017
Thursday, December 28, 2017
Wednesday, December 27, 2017
Tuesday, December 26, 2017
Monday, December 25, 2017
Sunday, December 24, 2017
Saturday, December 23, 2017
Friday, December 22, 2017
Thursday, December 21, 2017
Tuesday, December 19, 2017
Monday, December 18, 2017
Sunday, December 17, 2017
Saturday, December 16, 2017
Friday, December 15, 2017
Thursday, December 14, 2017
Wednesday, December 13, 2017
Tuesday, December 12, 2017
Monday, December 11, 2017
Saturday, December 9, 2017
Friday, December 8, 2017
Thursday, December 7, 2017
Wednesday, December 6, 2017
Tuesday, December 5, 2017
Monday, December 4, 2017
Sunday, December 3, 2017
Saturday, December 2, 2017
Friday, December 1, 2017
Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử
Cách
Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử
Phát Thứ Tư, ngày 29 tháng 11 năm 2017
Vào
những ngày này, đúng 28 năm trước, cuộc Cách Mạng Nhung đang ở đỉnh điểm tại
Liên bang Tiệp Khắc, với những biến cố chóng mặt và bất ngờ: Ngày 27/11/1989,
tổng đình công diễn ra trên toàn quốc chứng tỏ thể chế cộng sản không còn chút
chỗ dựa nào trong mọi giai tầng xã hội, để đến ngày 28/11, thế độc tôn chính
trị của đảng Cộng Sản xứ này sụp đổ sau hơn 40 năm.
Nói đến cách mạng, chúng ta không khỏi hình dung những sự kiện đẫm
máu, những biến cố bạo lực kéo theo tính mạng nhiều con người. Cuộc Cách Mạng
Nhung của Tiệp Khắc, khởi đầu ngày 17/11/1989 bằng một cuộc tuần hành lớn ở
Praha, và chấm dứt ngày 28/12/1989 với sự đăng quang chính thức của những nhà
dân chủ, những nhân vật đối lập hàng đầu, là một ngoại lệ vô tiền khoáng hậu
trong lịch sử.
Sự kiện này còn mang tính bất ngờ ở chỗ, cho đến trung tuần tháng
11/1989, trong khi các thể chế cộng sản ở Ba Lan, Hungary và Đông Đức đã lần
lượt sụp đổ dưới sức nặng của phong trào dân chủ và nguyện vọng của người dân,
thì chính quyền Tiệp Khắc được coi như vẫn làm chủ tình thế trước các nhóm đối
lập, và không có dấu hiệu đáng kể cho thấy chế độ sẽ cáo chung nhanh chóng.
"Mùa hè đỏ lửa"
Dầu sao đi nữa, vào năm 1989, Liên bang Tiệp Khắc cũng đã có một
mùa hè nóng bỏng với cuộc vận động dân chủ mới của phe đối lập dân chủ và xã
hội công dân, đã manh nha từ phong trào "Hiến chương
77", biểu tượng quan trọng bậc nhất của cuộc chiến chống lại thể chế
toàn trị tại các xứ cộng sản Đông Âu. Và người nêu ra ý tưởng, không ai khác,
chính là phát ngôn viên Vaclav Havel của Charta 77.
Nhà soạn kịch, nhà hoạt động được coi là đã tổng hòa những nét tiêu
biểu của một trí thức Đông Âu ấy, khi đó vừa được trả tự do sau khi bị bắt vào
tháng 01/1989, sau những cuộc biểu tình ở Praha nhân kỷ niệm 20 năm vụ tự thiêu
của sinh viên Jan Palach để chống lại sự can thiệp quân sự của Khối Hiệp ước Vác-sa-va
vào Tiệp Khắc. Và "sáng kiến" của
ông chính là bản kiến nghị "Vài lời".
Được đăng trên tờ báo “chui” “Lidové Noviny” ngày 22/06/1989, và
được biết đến rộng rãi sau đó 1 tuần khi đài Châu Âu Tự Do đọc toàn văn lời kêu
gọi và tên tuổi những người đầu tiên đã ký tên ủng hộ, "Vài lời" được coi là đề xướng
đối lập trực diện đầu tiên kể từ khi Mùa xuân Praha bị dập tắt tại Tiệp Khắc
năm 1969, mà thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các giai tầng trong xã hội.
Kiến nghị yêu cầu thả tự do cho các tù nhân chính trị, đề nghị
chính quyền phải tôn trọng quyền tự do tụ tập, chấm dứt đàn áp, theo dõi các
hoạt động độc lập của công dân, tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, v.v...
Tới trung tuần tháng 11 năm đó, con số những người ký tên ủng hộ - trong đó có
nhiều nghệ sĩ, nhân sĩ nổi tiếng - lên tới 40 ngàn, và được công bố trên các
đài Châu Âu Tự do và Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Theo hồi tưởng của Vaclav Havel, khi được trả tự do, ông cảm nhận
được sự vận động trong lòng xã hội: rất nhiều người - đặc biệt là giới nghệ sĩ
- ủng hộ phe dân chủ. “Trên bức tường phân cách phe đối lập và xã hội đã có
vết rạn”, ông nghĩ, và nhận thấy đây là cơ hội cần nắm bắt để đấu
tranh cho dân chủ. Và dưới ảnh hưởng của kiến nghị, nhiều cuộc biểu tình đã
được khởi động, từ tháng 8 tới tháng 10/1989.
Và "Vài lời" chắc
chắn cũng là động lực của nhiều thanh niên, sinh viên trong cuộc tuần hành ngày
17/11/1989 được chính quyền cho phép, để biến một hoạt động tưởng nhớ nạn nhân
của phát xít Đức trong Ngày Sinh Viên Quốc Tế thành dịp để bày tỏ sự bất bình,
và nguyện vọng tự do dân chủ. Việc chính quyền can thiệp "nặng tay" vào cuộc biểu tình đã
khiến cuộc Cách Mạng Nhung bùng nổ.
Tuy nhiên, gần ba chục năm đã trôi qua nhưng giới nghiên cứu và xã
hội Séc hiện tại vẫn chưa có được câu trả lời xác quyết cho nghi vấn, phải
chăng 17/11 là một sự sắp đặt đến từ cơ quan mật vụ cộng sản hoặc một số thế lực
bên ngoài nào đó? Một chuyển biến quá ngoạn mục xảy ra vỏn vẹn trong vòng vài
tuần, phải chăng chỉ là "tác phẩm" ngẫu nhiên của lòng
dân, và phe đối lập chưa thật sự mạnh?
Cuộc tuần hành định mệnh 17/11
Với độ lùi của thời gian và việc bạch hóa một số tư liệu lịch sử,
có thể bình tâm mà nói, cuộc biểu tình 17/11 hàm chứa nhiều khoảnh khắc mà ít nhất,
có thể đặt dấu hỏi. Đó là một hoạt động được cấp phép của Đoàn Thanh Niên Cộng
Sản Tiệp Khắc, với điều kiện giới trẻ không được lai vãng tại khu vực quảng
trường Wenceslav, địa điểm truyền thống và "nhạy cảm" của các biến cố lớn
trong lịch sử đất nước.
Chính quyền cũng ra chỉ thị cho cơ quan công lực là nếu cuộc tuần
hành biến thành biểu tình phản đối chính quyền, thì họ cũng không được sử dụng
vũ lực. "Chúng tôi biết đây là một thời
điểm rất nhạy cảm, nên bằng mọi giá muốn tránh bạo lực", tổng
bí thư khi đó của đảng Cộng Sản Tiệp Khắc, ông Milos Jakes, cho hay. Và điều
ông lo ngại đã tới rất nhanh: chỉ trong ít phút, biểu tình chống chế độ đã bùng
nổ
Theo kịch bản được phép, lẽ ra đoàn người sẽ lên đặt hoa trước
lăng mộ các anh hùng dân tộc Tiệp Khắc trên thành cổ Vysehrad và chấm dứt ở đó,
nhưng rồi một sinh viên được biết với cái tên Ludvík Zifcák lại dẫn đoàn về
phía trung tâm khu phố mới. Ở đó, tại đại lộ Národní trída gần Nhà hát Quốc
gia, gần 15 ngàn thanh niên đã chạm trán với hàng rào cảnh sát và họ không giải
tán ngay cả khi đã bị cảnh cáo.
Trái với chỉ thị được nhận, cảnh sát đã dùng vũ lực và cho tới
giờ, vẫn chưa có lời lý giải xác đáng cho hành động đó. Chỉ huy cảnh sát hôm ấy
cho hay, chỉ bằng cách ấy mới hy vọng chặn được dòng người, không cho họ tràn
về quảng trường Wenceslav mang tên vị thánh bảo hộ của Tiệp Khắc, địa điểm
truyền thống của những cuộc "tụ tập đông người" của cư dân
thủ đô vốn "nhạy cảm" đối
với chính quyền.
Trong cuộc đụng độ, một lần nữa chàng thanh niên Zifcák lại đóng
vai trò nổi bật: hoặc vì bị trúng dùi cui cảnh sát, hoặc giả bộ, người sinh
viên này ngã lăn ra đất và nằm bất động trong vài phút. Chỉ vậy cũng đủ để một "tin nóng" nhanh chóng được lan
truyền và thông qua hãng Reuters, cả thế giới được biết cảnh sát đã đánh chết,
hoặc làm bị thương nặng một sinh viên trong một cuộc tuần hành ôn hòa.
Cần phải nói là mẩu tin thất thiệt này đã được "qua tay" những nhân vật có uy
tín, về sau đều giữ những cương vị quan trọng như tổng giám đốc Thông tấn xã
Czech hay phụ trách Báo Chí cho tổng thống Vaclav Havel. Không có bằng cứ cho
thấy họ cố tình ngụy tạo tin, nhưng nguồn tin đã được loan không hề thông qua
phối kiểm và góp phần đáng kể cho sự sụp đổ của thể chế cộng sản Tiệp Khắc.
Mặc dù chính quyền Tiệp Khắc đã cố gắng bác bỏ tin đồn này, nhưng
khi đó không còn ai tin vào họ. Người dân Praha ồ ạt đổ ra đường phản đối vì
cảm thấy không thể chấp nhận được chuyện cảnh sát đánh chết người tuần hành.
Chuỗi biểu tình ngày một mạnh mẽ, có những nơi lên tới 750 ngàn người, khiến
đảng Cộng Sản Tiệp Khắc tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ độc đảng
vào hôm 28/11/1989!
Lòng dân tự phát hay âm mưu sắp đặt?
Sự nghi vấn lớn nhất đối với cuộc biểu tình sinh viên 17/11/1989
nằm ở chỗ, chính Zifcák là một thành viên Cơ quan An Ninh Quốc Gia Tiệp Khắc (StB)
được cài cắm vào giới học sinh từ trước đó, và theo lời đương sự, không thể có
cuộc Cách Mạng Nhung nếu cơ quan mật vụ chính trị không nhúng tay vào sự kiện
17/11. "Tất cả đều theo bài bản được
chuẩn bị kỹ lưỡng trước", ông ta nói với báo chí cách đây vài
năm.
"Mục đích của chúng tôi không phải là lật đổ thế chế cộng
sản, mà là để có những đổi thay tạo nên đời sống khá giả cho người dân trong
khuôn khổ chế độ lúc đó", Zifcák hồi tưởng, và nói thêm rằng, chỉ những ai ngây thơ mới
nghĩ rằng một nhóm đối lập chưa tới ngàn người có thể lật đổ hệ thống chính trị
Tiệp Khắc. Và ông cũng cho rằng một số nhà ly khai, trong đó có Vaclav Havel,
có biết kế hoạch này của cơ quan mật vụ.
Góc nhìn này của cựu mật vụ được nhiều người chia sẻ. Không ít ý
kiến cho rằng, đứng sau tất cả là Rudolf Hegenbart, "sếp" trong thực tế của cơ quan
An Ninh Quốc Gia Tiệp Khắc thời đó, và mục tiêu của kế hoạch kể trên là hạ bệ
tổng bí thư Milos Jakes và các thủ hạ để ông trùm mật vụ có cơ hội lên nắm
quyền trong kỳ đại hội sau đó ít lâu. Và dự tính này, dường như cũng được điện
Kremlin chấp thuận và gật đầu.
Bởi lẽ, ban lãnh đạo đương thời của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc được
Moscow đưa lên sau biến cố Mùa Xuân Praha 1968, và theo năm tháng đã trở nên xơ
cứng, bảo thủ và độc đoán, không còn hợp với đường lối "cải tổ" và "công khai" mang tính "trẻ trung" của tổng bí thư Cộng
Sản Liên Xô Mikhail Gorbachev. Dù chưa có bằng cứ cụ thể, nhưng giả thuyết trên
đây đã được nhiều nhà nghiên cứu cho là không phải vô lý.
Và đó cũng là quan điểm của cựu mật vụ Ludvík Zifcák, người mà vai
trò và hành tung trong biến cố ngày 17/11 năm nào, tới giờ vẫn chưa được làm
rõ. "Giá mọi thứ diễn ra theo kế
hoạch, giờ đây chúng ta sống sướng hơn rồi. Trong vòng 48 tiếng, lẽ ra đã có thể
làm tất cả, bởi lẽ quân đội, cảnh sát và lực lượng vũ trang chúng tôi đã nắm
trong tay", Zifcák chia sẻ với với truyền thông Czech sau hơn
hai thập niên.
Ngay phe đối lập dường như cũng bất ngờ trước diễn biến ngày
17/11: Vaclav Havel về nhà ở quê, còn Alexander Dubcek, lãnh tụ "Mùa Xuân Praha" thì ở lại thủ đô
một cách ngẫu nhiên. Lãnh đạo Cộng Sản, trong đó có thủ lĩnh Milos Jakes, theo
truyền thống, về quê nghỉ cuối tuần, bỏ ngỏ đại bản doanh Praha. Và có lẽ,
chính người biểu tình cũng không nghĩ họ đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng.
17/11 và di sản của cuộc Cách Mạng Nhung
Những sự kiện lịch sử bao giờ cũng có nhiều góc nhìn và cách tiếp
cận, nhất là đối với những biến cố trọng đại như cuộc Cách Mạng Nhung 1989.
Cách đây 3 năm, chính tổng thống Cộng Hòa Séc Milos Zeman cũng bị nhiều người phản
đối gay gắt, khi ông cho rằng cuộc tuần hành ngày 17/11/1989 là một trong những
buộc biểu tình bình thường thời đó, và không bị "tàn sát đẫm máu" như nhiều người nói.
Là một người có mặt trong tối 17/11, ông Zeman cho rằng một cuộc
xuống đường mà không ai thiệt mạng, không ai bị thương nặng thì không thể nói quá
lên, không thể "giả mạo lịch sử"
(lời ông). Cho dù, nói như vậy, hẳn ông cũng ý thức được rằng, sẽ bị nhiều
người phản đối, và sự thực đã không ít người phản đối và còn tổ chức biểu tình,
vì cho rằng vị nguyên thủ quốc gia đã làm giảm giá trị của cuộc cách mạng.
Tuy nhiên, lịch sử là thế, luôn đa dạng và không thể chỉ có một
cách nhìn nhận. Cho dù khởi đầu 17/11 có nguyên do như thế nào đi nữa, thì cuộc
Cách Mạng Nhung, xét về toàn cục, vẫn là thành công của "những con người bình thường: những nhà văn, công
nhân, viện sĩ, tức hàng triệu người sống sau Bức Màn Sắt và không bao giờ chấp
nhận sự áp bức”, theo lời cựu thủ tướng Ba Lan, cựu chủ tịch Nghị
Viện Châu Âu Jerzy Buzek.
Và sự tàn lụi của thể chế toàn trị ở Tiệp Khắc cũng như tại Đông
Âu nói chung, xét cho cùng, cũng là tất yếu vì cuộc đấu tranh đòi dân chủ và nhân
quyền ở đây được dẫn dắt bởi những gương mặt trí thức xuất chúng như Václav
Havel, “người bạn của những chiến sĩ đấu
tranh cho tự do và nhân quyền” (lời ông Jerzy Buzek), cùng hàng
triệu con người nắm trong tay "quyền lực của không quyền lực" của
xã hội dân sự.
Từ 17 năm nay, ngày 17/11 được gọi bằng cái tên Ngày Tranh đấu cho
Dân chủ và Tự do. Những bó hoa, ngọn nến được mang tới đài kỷ niệm 17/11 tại hiện
trường cuộc xuống đường năm nào, với những người trẻ tuổi hô vang "tự do", cho thấy trong ký ức
cộng đồng, mốc thời gian này đã vượt quá một khuôn khổ kỷ niệm một cuộc tuần
hành nhất định, để trở thành chỉ dấu cho tâm nguyện tự do, dân chủ và nhân
phẩm...
Và đó là điều mãi còn của Cách Mạng Nhung, dù có nhìn ở góc độ nào
đi nữa...
Cùng chủ đề
CH
SÉC - DÂN CHỦ
Cách
Mạng Nhung : Cộng Hoà Séc kỷ niệm ngày "Hội Tự Do"
TẠP
CHÍ XÃ HỘI
Những
điều ít biết về Cách Mạng Hungary 1956
TẠP
CHÍ VĂN HÓA
Khát
vọng tự do trong khói lửa Cách mạng Dân chủ Hungary 1956
TẠP
CHÍ XÃ HỘI
1956
: Cuộc cách mạng dân chủ mùa thu đẫm máu Hungary
TẠP
CHÍ XÃ HỘI
Cách
Mạng Hung 1848 và thi phẩm xuất thần “Bài ca Dân tộc”
__._,_.___
Thursday, November 30, 2017
Wednesday, November 29, 2017
Tuesday, November 28, 2017
Monday, November 27, 2017
Sunday, November 26, 2017
Saturday, November 25, 2017
Thursday, November 23, 2017
Wednesday, November 22, 2017
Tuesday, November 21, 2017
Monday, November 20, 2017
Sunday, November 19, 2017
Saturday, November 18, 2017
Friday, November 17, 2017
Thursday, November 16, 2017
Wednesday, November 15, 2017
Tuesday, November 14, 2017
Monday, November 13, 2017
Saturday, November 11, 2017
Friday, November 10, 2017
Thursday, November 9, 2017
Wednesday, November 8, 2017
Tuesday, November 7, 2017
Monday, November 6, 2017
Sunday, November 5, 2017
Saturday, November 4, 2017
Friday, November 3, 2017
Thursday, November 2, 2017
Wednesday, November 1, 2017
Tuesday, October 31, 2017
Monday, October 30, 2017
Sunday, October 29, 2017
Saturday, October 28, 2017
Friday, October 27, 2017
Thursday, October 26, 2017
Wednesday, October 25, 2017
Tuesday, October 24, 2017
Monday, October 23, 2017
Sunday, October 22, 2017
Saturday, October 21, 2017
Friday, October 20, 2017
Thursday, October 19, 2017
Wednesday, October 18, 2017
Tuesday, October 17, 2017
Monday, October 16, 2017
Sunday, October 15, 2017
Saturday, October 14, 2017
Friday, October 13, 2017
Thursday, October 12, 2017
Wednesday, October 11, 2017
Tuesday, October 10, 2017
Monday, October 9, 2017
Sunday, October 8, 2017
Saturday, October 7, 2017
Friday, October 6, 2017
Thursday, October 5, 2017
Wednesday, October 4, 2017
Tuesday, October 3, 2017
Monday, October 2, 2017
Sunday, October 1, 2017
Saturday, September 30, 2017
Friday, September 29, 2017
Thursday, September 28, 2017
Wednesday, September 27, 2017
Tuesday, September 26, 2017
Monday, September 25, 2017
Sunday, September 24, 2017
Saturday, September 23, 2017
Friday, September 22, 2017
Thursday, September 21, 2017
Wednesday, September 20, 2017
NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA BẰNG KIỀU [17 Ca Khúc] -TNP (Super HD Videos)
NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA
BẰNG KIỀU [17 Ca Khúc] -TNP (Super HD Videos)
https://www.youtube.com/playli st?list=PL7DrdNu9qBPwvr8S58BFO QYhlLn7iVxqe
THE BEST OF BANG KIEU PLAYLIST
https://www.youtube.com/ playlist?list=PLTOW-LJ7Z_ dpl7gqoYF8qjm2-9k1xO2Vc
|
|||||||||||||||||||||
|
|
--
TRAN
NANG PHUNG
__._,_.___
Tuesday, September 19, 2017
Monday, September 18, 2017
Sunday, September 17, 2017
Saturday, September 16, 2017
Friday, September 15, 2017
Thursday, September 14, 2017
Wednesday, September 13, 2017
Tuesday, September 12, 2017
Monday, September 11, 2017
Sunday, September 10, 2017
Saturday, September 9, 2017
Thursday, September 7, 2017
Wednesday, September 6, 2017
Tuesday, September 5, 2017
Monday, September 4, 2017
Sunday, September 3, 2017
Saturday, September 2, 2017
Wednesday, August 30, 2017
Tuesday, August 29, 2017
Monday, August 28, 2017
Sunday, August 27, 2017
Saturday, August 26, 2017
Friday, August 25, 2017
Thursday, August 24, 2017
Wednesday, August 23, 2017
Tuesday, August 22, 2017
Lần đầu VNCH được ca ngợi hết mức
Dù chiến tranh
đã qua đi từ rất lâu thế nhưng cho tới nay chính quyền cũ lại được VN nhắc tới
vì có liên quan tới tranh chấp biển đảo với TQ. Qua đó VN đã không gọi VNCH là
ngụy quân ngụy quyền và công nhân đó là Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính
trị mà Hiệp định Genève 1954 có nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã ký, công nhận"
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông Nhã còn cho rằng: “Việt Nam cộng hòa và trước đó là Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị mà Hiệp định Genève 1954 có nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký, công nhận chính quyền hợp pháp quản lý lãnh thổ kể cả biển phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam khi chưa thống nhất đất nước Việt Nam.
Về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Một chính quyền và binh sĩ của chính quyền đã làm tất cả và hi sinh xương máu để bảo vệ đất nước không bao giờ là một ngụy quyền, ngụy quân.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông Nhã còn cho rằng: “Việt Nam cộng hòa và trước đó là Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị mà Hiệp định Genève 1954 có nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký, công nhận chính quyền hợp pháp quản lý lãnh thổ kể cả biển phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam khi chưa thống nhất đất nước Việt Nam.
Về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Một chính quyền và binh sĩ của chính quyền đã làm tất cả và hi sinh xương máu để bảo vệ đất nước không bao giờ là một ngụy quyền, ngụy quân.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc
__._,_.___
Monday, August 21, 2017
Sunday, August 20, 2017
Saturday, August 19, 2017
Friday, August 18, 2017
Thursday, August 17, 2017
Wednesday, August 16, 2017
Tuesday, August 15, 2017
Monday, August 14, 2017
Sunday, August 13, 2017
Saturday, August 12, 2017
Friday, August 11, 2017
Thursday, August 10, 2017
Wednesday, August 9, 2017
Tuesday, August 8, 2017
Monday, August 7, 2017
Sunday, August 6, 2017
Friday, August 4, 2017
Thursday, August 3, 2017
Wednesday, August 2, 2017
Tuesday, August 1, 2017
Monday, July 31, 2017
Sunday, July 30, 2017
Saturday, July 29, 2017
Friday, July 28, 2017
Thursday, July 27, 2017
Wednesday, July 26, 2017
Tuesday, July 25, 2017
Monday, July 24, 2017
Sunday, July 23, 2017
Saturday, July 22, 2017
Friday, July 21, 2017
Thursday, July 20, 2017
Wednesday, July 19, 2017
Tuesday, July 18, 2017
Monday, July 17, 2017
Sunday, July 16, 2017
Saturday, July 15, 2017
Friday, July 14, 2017
Thursday, July 13, 2017
Wednesday, July 12, 2017
Tuesday, July 11, 2017
Monday, July 10, 2017
Sunday, July 9, 2017
Saturday, July 8, 2017
Friday, July 7, 2017
Thursday, July 6, 2017
Wednesday, July 5, 2017
Tuesday, July 4, 2017
Monday, July 3, 2017
Sunday, July 2, 2017
Saturday, July 1, 2017
Friday, June 30, 2017
Thursday, June 29, 2017
Tuesday, June 27, 2017
Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'
Thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi hôm 25/6
cho biết: "Với việc tước đoạt
quyền công dân của ông Phạm Minh Hoàng và buộc ông phải lên máy bay sang Pháp,
Hà Nội có hành vi vi phạm công khai và đáng bị lên án trên toàn thế giới."
"Với Việt Nam, hành động chưa có tiền lệ và gây sốc này vượt
qua lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận, quyền quốc tịch, và thực thi các
quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản."
"Không
ai có thể chấp nhận việc Việt Nam có thể tước quốc tịch công dân nước họ đối
với những người biểu lộ quan điểm chính trị không theo ý của đảng Cộng sản cầm
quyền."
Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'
- 25
tháng 6 2017
Các
đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Đáp xuống sân bay Charles de Gaulle, Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng
nói rằng ông "buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào
khác."
Ông Hoàng bị trục xuất khỏi Việt Nam ngay trong đêm 24/6, trên
chuyến bay hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Paris của Vietnam Airlines.
Giáo sư Hoàng, người mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông
được Đại Sứ quán Pháp thông báo tin bị trục xuất vào đầu tháng 6/2017.
Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng
tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại TP Hồ
Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến
pháp.
Hôm 25/6, trong số những người ra đón ông Hoàng tại sân bay ở
Paris có Đặng Xuân Diệu, cựu tù nhân lương tâm, người bị Việt Nam "cho đi
chữa bệnh" hồi tháng 1/2017.
Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ sân bay
Charles de Gaulle, Pháp, ông Phạm Minh Hoàng nói: "Có ba nhân viên an ninh
đi theo tôi từ Tân Sơn Nhất đến tận sân bay ở Paris."
"Khi về Pháp, trong người tôi không có hộ chiếu Việt Nam hay
Pháp, mà chỉ có một tờ giấy mà an ninh Việt Nam gọi là "giấy quá
cảnh."
Cảm giác bây giờ của tôi là rất buồn nhưng chấp nhận sự thật vì
biết mình không còn chọn lựa nào khác."
"Giờ thì những nỗ lực đấu tranh của tôi cũng như của mọi
người trên mạng, của luật sư và của các tổ chức đã không thành."
"Nhưng tôi biết rằng con đường của mình còn dài, ở nơi nào
thì tôi cũng có thể đấu tranh cho nhân quyền và dân tộc."
Ông cũng kể thêm: "Đêm 23/6, tôi đang ở nhà riêng, mặc quần
đùi, áo lá thì bị an ninh lôi ra khỏi nhà như một con vật và tống lên xe chuyển
đến một trại giam ở tỉnh Long An."
"Sau đó, người của Tổng lãnh sự quán Pháp đến gặp tôi và
thông báo rằng những nỗ lực pháp lý của họ đã không thành trong việc ngăn quyết
định trục xuất đối với tôi."
"Họ nói trước sau thì tôi cũng phải lên máy bay về
Pháp."
"Trong trại giam, an ninh cũng đe dọa sẽ có những biện pháp
gây ảnh hưởng đến đời sống của vợ con tôi ở Việt Nam."
Giáo sư nói thêm rằng trước mắt, ông sẽ về nhà chị, em ruột đang
sống ở Paris.
Đề cập về mối liên hệ với đảng Việt Tân, ông Phạm Minh Hoàng nói
với BBC: "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị
ghép tội khủng bố."
"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải
mình là ai."
Trước đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người được ông Hoàng nhờ trợ
giúp pháp lý trong vụ này, nói với BBC rằng "quyết định tước quốc tịch đối
với ông Phạm Minh Hoàng là vi luật."
Hôm 15/6/2017, trả lời truyền thông quốc tế về trường hợp của ông
Hoàng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nói:
"Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc
tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan
chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp
tại Việt Nam."
Thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi hôm 25/6
cho biết: "Với việc tước đoạt
quyền công dân của ông Phạm Minh Hoàng và buộc ông phải lên máy bay sang Pháp,
Hà Nội có hành vi vi phạm công khai và đáng bị lên án trên toàn thế giới."
"Với Việt Nam, hành động chưa có tiền lệ và gây sốc này vượt
qua lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận, quyền quốc tịch, và thực thi các
quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản."
"Không ai có thể chấp
nhận việc Việt Nam có thể tước quốc tịch công dân nước họ đối với những người
biểu lộ quan điểm chính trị không theo ý của đảng Cộng sản cầm quyền."
Tổng Lãnh sự Pháp 'gặp' ông Phạm Minh Hoàng
- 24
tháng 6 2017
Các
đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân chính trị, người bị chính
quyền Việt Nam bắt đi tại nhà riêng hôm thứ Sáu để trục xuất đã được Tổng lãnh
sự Pháp thăm gặp hôm thứ Bảy, theo vợ của ông.
Trao đổi với BBC hôm 24/6/2017, bà Lê Thị Kiều Oanh cho hay quan
chức ngoại giao cao nhất của Pháp tại TP. Hồ Chí Minh cùng ngày đã được phía
Việt Nam cho phép gặp để tiếp xúc lãnh sự với ông Hoàng tại một địa điểm không
tiết lộ trước, dành cho người nước ngoài bị tạm giam giữ trước khi bị trục xuất
khỏi Việt Nam.
Vợ của nhà hoạt động, cựu giảng viên toán ở đại học tại Sài Gòn,
cũng cho biết bà đã gặp trực tiếp ông Tổng Lãnh sự và nhờ ông gửi vài bộ quần
áo cho chồng, do khi bị bắt đi từ tư gia, trước sự hiện diện của vợ con, ông
Hoàng chỉ mặc trên người một bộ đồ quần soóc và áo thun, mặc dù ông đã đề nghị
được thay đồ.
"Tôi tự ý đến tòa Tổng Lãnh sự, đây là một việc làm hơi đường
đột là vì hôm nay thứ nhất là ngày thứ Bảy, là ngày cuối tuần và tôi không hề
có hẹn trước. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng ông (Tổng Lãnh sự) cũng phải thông cảm
cho hoàn cảnh của tôi," bà Kiều Oanh nói với BBC từ Sài Gòn.
"Và khi tôi tới, ông rất là bận việc, hình như ông đang làm
công văn nào đó, cho nên ông đề nghị tôi chờ... Tới gần hơn 12h30 thì ông tiếp
tôi, điều đầu tiên ông báo cho tôi một tin vui là đầu giờ chiều ông sẽ được vào
thăm ông xã tôi.
"Ông nói rằng họ đang giữ chồng tôi ở một nơi gọi là tạm giam
những người mà sắp bị trục xuất, tuy nhiên họ cũng không nói rõ cho ông Tổng
Lãnh sự địa chỉ, chỉ nói là đầu giờ chiều, khi ông Tổng Lãnh sự đi thì họ sẽ
thông báo.
'Điều buồn nhất'
Bà Kiều Oanh nói với BBC điều làm bà buồn nhất là khi được nghe
ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn nói việc chồng bà bị trục xuất là 'không thể
tránh khỏi'.
"Sau đó ông lại cho tôi biết một cái tin phải nói là rất đau
buồn, ông nói việc trục xuất chồng tôi thì không thể nào tránh khỏi," vợ
ông Phạm Minh Hoàng nói tiếp.
"Công dân của mình mà người ta trục xuất về mà không nhận thì
về phương diện ngoại giao, nó không đúng nguyên tắc."
Và bà Kiều Oanh thuật tiếp cuộc gặp của bà với Tổng Lãnh sự Pháp ở
TP. Hồ Chí Minh:
"Sau khi tôi cũng đem hết mọi lý do, mọi hoàn cảnh của gia
đình tôi như thế nào để thuyết phục ông nghĩ lại, trao đổi lại với Bộ Ngoại
giao Pháp về trường hợp của chồng tôi để xin là đừng trục xuất, tuy nhiên ông
nói là ông không thể làm gì hơn vì đây là quyết định từ phía nhà nước Pháp gửi về
cho ông.
"Cuối cùng..., ông nói là chiều nay ông đi thăm chồng tôi,
nếu được, tôi gửi cho chồng tôi vài bộ đồ để chồng tôi không còn trong cảnh là
mặc đồ ngắn như vậy, và lúc nãy tôi có nhận được một thông tin là sau khi ông
đi thăm chồng tôi về, ông nói rằng là dù rằng biết là trục xuất, tuy nhiên
không biết là lúc nào, mấy giờ, và ông nói là thấy rằng chồng tôi khỏe, tinh
thần tốt."
'Đúng pháp luật'?
Thứ Năm tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời
AFP, nói rằng việc tước quốc tịch Việt Nam đối với nhà giáo Phạm Minh Hoàng, người
có song tịch Việt - Pháp, là 'đúng pháp luật'
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/6/2017, người phát ngôn Bộ này
cũng nói với hãng tin Pháp rằng ông Hoàng đã 'phạm pháp' và xâm phạm an ninh
quốc gia của Việt Nam.
Ông Phạm Minh Hoàng đã đưa ra bình luận với BBC hôm 16/6:
"Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi rất ngạc nhiên bởi vì bà ta
nói là tôi đã vi phạm pháp luật của Việt Nam, vi phạm an ninh quốc gia, thì theo
tôi được biết, bà Hằng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nghĩa là một cơ
quan hành pháp.
"Bà ta không có thẩm quyền để kết tội tôi, kết tội tôi chỉ có
tòa án và chỉ có tòa án có thể nói tôi có tội, hay không có tội mà thôi. Thứ
hai nữa mà bảo là các trình tự tước quốc tịch của tôi là đúng pháp luật, tôi
không hiểu bà căn cứ vào cái gì để nói đúng pháp luật."
Năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh và bị đưa
ra xử tháng 8/2011 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân" theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ông bị tuyên án 3 năm tù giam,
sau đó được giảm còn 17 tháng tù. Ông ra tù ngày 13/1/2012.
Trong một clip video được truyền thông Việt Nam công bố trước khi
bị kết án, ông Phạm Minh Hoàng đã 'nhận tội' và nói rằng ông đã vi phạm pháp
luật của Việt Nam và 'tự nhận' rằng ông là thành viên của Đảng Việt Tân, được tổ
chức này mời dự một số khóa huấn luyện ở hải ngoại về đấu tranh 'bất bạo
động'...
"Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) muốn trục xuất anh
Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với
chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vong.
"Đây là trường hợp đầu tiên mà nhà cầm quyền CSVN tước quốc
tịch của một người có quan điểm chính trị khác với chế độ. Điều 15 của Bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng không ai có thể bị tước quốc tịch
của họ một cách tùy tiện.
"Đảng Việt Tân lên án hành động tước quốc tịch của anh Phạm Minh
Hoàng và toan tính trục xuất anh Hoàng về Pháp là hành vi bất hợp pháp của chế
độ Cộng sản Việt Nam đối với một người công dân Việt Nam. Là người Việt Nam,
anh Phạm Minh Hoàng có quyền cư ngụ, sống và chết trên quê hương mình để phục
vụ đất nước và dân tộc," đảng Việt Tân tuyên bố.
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
X
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật
https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-