X

Image result for VIỆT CỘNG

Saturday, July 1, 2017

Những sự thật không thể chối bỏ phần 10 - Triệt tiêu nội lực dân tộc.

Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 9 Hồ Chí Minh và âm mưu Hán hoá ...

ĐẶNG CHÍ HÙNG - AI ĐÃ BÁN ĐỨNG CỤ PHAN BỘI CHÂU??? NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ PHÀN 8.

Những sự thật không thể chối bỏ - phần 7. Trí thức cũng chẳng khá hơn.

Những sự thật không thể chối bỏ phần 6 - Dù đau đớn nhưng vẫn là sự thật !

VTV gián tiếp xác nhận Hồ Chí Minh giết hại bà Nguyễn Thị Năm

Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 5)

Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 4)

Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3)

Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ ( phần 2 )

Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ ( Phần 1 )






LISA PHẠM -Khai dân trí số 189:BẢN ĐẦY ĐỦ

Tuesday, June 27, 2017

Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'



Thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi hôm 25/6 cho biết: "Với việc tước đoạt quyền công dân của ông Phạm Minh Hoàng và buộc ông phải lên máy bay sang Pháp, Hà Nội có hành vi vi phạm công khai và đáng bị lên án trên toàn thế giới."

"Với Việt Nam, hành động chưa có tiền lệ và gây sốc này vượt qua lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận, quyền quốc tịch, và thực thi các quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản."
"Không ai có thể chấp nhận việc Việt Nam có thể tước quốc tịch công dân nước họ đối với những người biểu lộ quan điểm chính trị không theo ý của đảng Cộng sản cầm quyền."

Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'

  • 25 tháng 6 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image en ligne
Chuyến bay chở ông Phạm Minh Hoàng (giữa) đáp tại sân bay Charles de Gaulle, Pháp sáng 25/6
Đáp xuống sân bay Charles de Gaulle, Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông "buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào khác."
Ông Hoàng bị trục xuất khỏi Việt Nam ngay trong đêm 24/6, trên chuyến bay hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Paris của Vietnam Airlines.
Giáo sư Hoàng, người mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông được Đại Sứ quán Pháp thông báo tin bị trục xuất vào đầu tháng 6/2017.


Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại TP Hồ Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp.
Hôm 25/6, trong số những người ra đón ông Hoàng tại sân bay ở Paris có Đặng Xuân Diệu, cựu tù nhân lương tâm, người bị Việt Nam "cho đi chữa bệnh" hồi tháng 1/2017.
Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ sân bay Charles de Gaulle, Pháp, ông Phạm Minh Hoàng nói: "Có ba nhân viên an ninh đi theo tôi từ Tân Sơn Nhất đến tận sân bay ở Paris."
"Khi về Pháp, trong người tôi không có hộ chiếu Việt Nam hay Pháp, mà chỉ có một tờ giấy mà an ninh Việt Nam gọi là "giấy quá cảnh."
'Như một con vật'
Cảm giác bây giờ của tôi là rất buồn nhưng chấp nhận sự thật vì biết mình không còn chọn lựa nào khác."
"Giờ thì những nỗ lực đấu tranh của tôi cũng như của mọi người trên mạng, của luật sư và của các tổ chức đã không thành."
"Nhưng tôi biết rằng con đường của mình còn dài, ở nơi nào thì tôi cũng có thể đấu tranh cho nhân quyền và dân tộc."
Image en ligne
Ông Phạm Minh Hoàng (phải) và Đặng Xuân Diệu ở sân bay Charles de Gaulle
Ông cũng kể thêm: "Đêm 23/6, tôi đang ở nhà riêng, mặc quần đùi, áo lá thì bị an ninh lôi ra khỏi nhà như một con vật và tống lên xe chuyển đến một trại giam ở tỉnh Long An."
"Sau đó, người của Tổng lãnh sự quán Pháp đến gặp tôi và thông báo rằng những nỗ lực pháp lý của họ đã không thành trong việc ngăn quyết định trục xuất đối với tôi."
"Họ nói trước sau thì tôi cũng phải lên máy bay về Pháp."
"Trong trại giam, an ninh cũng đe dọa sẽ có những biện pháp gây ảnh hưởng đến đời sống của vợ con tôi ở Việt Nam."
Giáo sư nói thêm rằng trước mắt, ông sẽ về nhà chị, em ruột đang sống ở Paris.
Đề cập về mối liên hệ với đảng Việt Tân, ông Phạm Minh Hoàng nói với BBC: "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố."
"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai."
Trước đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người được ông Hoàng nhờ trợ giúp pháp lý trong vụ này, nói với BBC rằng "quyết định tước quốc tịch đối với ông Phạm Minh Hoàng là vi luật."
Hôm 15/6/2017, trả lời truyền thông quốc tế về trường hợp của ông Hoàng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nói: "Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam."
Thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi hôm 25/6 cho biết: "Với việc tước đoạt quyền công dân của ông Phạm Minh Hoàng và buộc ông phải lên máy bay sang Pháp, Hà Nội có hành vi vi phạm công khai và đáng bị lên án trên toàn thế giới."
"Với Việt Nam, hành động chưa có tiền lệ và gây sốc này vượt qua lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận, quyền quốc tịch, và thực thi các quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản."
"Không ai có thể chấp nhận việc Việt Nam có thể tước quốc tịch công dân nước họ đối với những người biểu lộ quan điểm chính trị không theo ý của đảng Cộng sản cầm quyền."



Tổng Lãnh sự Pháp 'gặp' ông Phạm Minh Hoàng

  • 24 tháng 6 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image en ligne
Ông Phạm Minh Hoàng đã được Tổng Lãnh sự Pháp thăm gặp hôm 24/6/2017, theo vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh.
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân chính trị, người bị chính quyền Việt Nam bắt đi tại nhà riêng hôm thứ Sáu để trục xuất đã được Tổng lãnh sự Pháp thăm gặp hôm thứ Bảy, theo vợ của ông.
Trao đổi với BBC hôm 24/6/2017, bà Lê Thị Kiều Oanh cho hay quan chức ngoại giao cao nhất của Pháp tại TP. Hồ Chí Minh cùng ngày đã được phía Việt Nam cho phép gặp để tiếp xúc lãnh sự với ông Hoàng tại một địa điểm không tiết lộ trước, dành cho người nước ngoài bị tạm giam giữ trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam.
VN nói tước quốc tịch ông Hoàng là 'đúng luật'

Vợ của nhà hoạt động, cựu giảng viên toán ở đại học tại Sài Gòn, cũng cho biết bà đã gặp trực tiếp ông Tổng Lãnh sự và nhờ ông gửi vài bộ quần áo cho chồng, do khi bị bắt đi từ tư gia, trước sự hiện diện của vợ con, ông Hoàng chỉ mặc trên người một bộ đồ quần soóc và áo thun, mặc dù ông đã đề nghị được thay đồ.
"Tôi tự ý đến tòa Tổng Lãnh sự, đây là một việc làm hơi đường đột là vì hôm nay thứ nhất là ngày thứ Bảy, là ngày cuối tuần và tôi không hề có hẹn trước. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng ông (Tổng Lãnh sự) cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của tôi," bà Kiều Oanh nói với BBC từ Sài Gòn.
"Và khi tôi tới, ông rất là bận việc, hình như ông đang làm công văn nào đó, cho nên ông đề nghị tôi chờ... Tới gần hơn 12h30 thì ông tiếp tôi, điều đầu tiên ông báo cho tôi một tin vui là đầu giờ chiều ông sẽ được vào thăm ông xã tôi.
"Ông nói rằng họ đang giữ chồng tôi ở một nơi gọi là tạm giam những người mà sắp bị trục xuất, tuy nhiên họ cũng không nói rõ cho ông Tổng Lãnh sự địa chỉ, chỉ nói là đầu giờ chiều, khi ông Tổng Lãnh sự đi thì họ sẽ thông báo.

'Điều buồn nhất'

Vợ cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng nói về việc ông bị chính quyền bắt để trục xuất.

Bà Kiều Oanh nói với BBC điều làm bà buồn nhất là khi được nghe ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn nói việc chồng bà bị trục xuất là 'không thể tránh khỏi'.
"Sau đó ông lại cho tôi biết một cái tin phải nói là rất đau buồn, ông nói việc trục xuất chồng tôi thì không thể nào tránh khỏi," vợ ông Phạm Minh Hoàng nói tiếp.
"Là vì theo lời ông, chồng tôi đã bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch. Bây giờ chồng tôi chỉ còn là một công dân Pháp. Và khi nhà nước Việt Nam đề nghị trục xuất đề nghị trục xuất công dân của nước mình (Pháp), thì chúng tôi có bổn phận là phải nhận, về phương diện ngại giao thì không thể là không chấp nhận.

"Công dân của mình mà người ta trục xuất về mà không nhận thì về phương diện ngoại giao, nó không đúng nguyên tắc."
Và bà Kiều Oanh thuật tiếp cuộc gặp của bà với Tổng Lãnh sự Pháp ở TP. Hồ Chí Minh:
"Sau khi tôi cũng đem hết mọi lý do, mọi hoàn cảnh của gia đình tôi như thế nào để thuyết phục ông nghĩ lại, trao đổi lại với Bộ Ngoại giao Pháp về trường hợp của chồng tôi để xin là đừng trục xuất, tuy nhiên ông nói là ông không thể làm gì hơn vì đây là quyết định từ phía nhà nước Pháp gửi về cho ông.
"Cuối cùng..., ông nói là chiều nay ông đi thăm chồng tôi, nếu được, tôi gửi cho chồng tôi vài bộ đồ để chồng tôi không còn trong cảnh là mặc đồ ngắn như vậy, và lúc nãy tôi có nhận được một thông tin là sau khi ông đi thăm chồng tôi về, ông nói rằng là dù rằng biết là trục xuất, tuy nhiên không biết là lúc nào, mấy giờ, và ông nói là thấy rằng chồng tôi khỏe, tinh thần tốt."
Ông Phạm Minh Hoàng nói Bộ Ngoại giao Việt Nam không có thẩm quyền nói ông có tội.

'Đúng pháp luật'?
Thứ Năm tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời AFP, nói rằng việc tước quốc tịch Việt Nam đối với nhà giáo Phạm Minh Hoàng, người có song tịch Việt - Pháp, là 'đúng pháp luật'
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/6/2017, người phát ngôn Bộ này cũng nói với hãng tin Pháp rằng ông Hoàng đã 'phạm pháp' và xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.

"Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam," bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn nói.

Ông Phạm Minh Hoàng đã đưa ra bình luận với BBC hôm 16/6:
"Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi rất ngạc nhiên bởi vì bà ta nói là tôi đã vi phạm pháp luật của Việt Nam, vi phạm an ninh quốc gia, thì theo tôi được biết, bà Hằng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nghĩa là một cơ quan hành pháp.
"Bà ta không có thẩm quyền để kết tội tôi, kết tội tôi chỉ có tòa án và chỉ có tòa án có thể nói tôi có tội, hay không có tội mà thôi. Thứ hai nữa mà bảo là các trình tự tước quốc tịch của tôi là đúng pháp luật, tôi không hiểu bà căn cứ vào cái gì để nói đúng pháp luật."
Image en ligne
Bà Lê Thị Kiều Oanh (hai, trái sang) cho hay gia cảnh của bà rất khó khăn, neo đơn, vào thời điểm ông Phạm Minh Hoàng (đầu tiên, phải) bị VN trục xuất.
Năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh và bị đưa ra xử tháng 8/2011 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ông bị tuyên án 3 năm tù giam, sau đó được giảm còn 17 tháng tù. Ông ra tù ngày 13/1/2012.

Trong một clip video được truyền thông Việt Nam công bố trước khi bị kết án, ông Phạm Minh Hoàng đã 'nhận tội' và nói rằng ông đã vi phạm pháp luật của Việt Nam và 'tự nhận' rằng ông là thành viên của Đảng Việt Tân, được tổ chức này mời dự một số khóa huấn luyện ở hải ngoại về đấu tranh 'bất bạo động'...

Phản ứng trước sự kiện ông Hoàng bị chính quyền Việt Nam bắt đi để trục xuất, hôm 23/6/2017, một 'Bản lên tiếng' của Đảng Việt Tân gửi cho các cơ quan truyền thông viết:

"Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) muốn trục xuất anh Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vong.

"Đây là trường hợp đầu tiên mà nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch của một người có quan điểm chính trị khác với chế độ. Điều 15 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng không ai có thể bị tước quốc tịch của họ một cách tùy tiện.
"Đảng Việt Tân lên án hành động tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng và toan tính trục xuất anh Hoàng về Pháp là hành vi bất hợp pháp của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với một người công dân Việt Nam. Là người Việt Nam, anh Phạm Minh Hoàng có quyền cư ngụ, sống và chết trên quê hương mình để phục vụ đất nước và dân tộc," đảng Việt Tân tuyên bố.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Lisa Pham [Khai Dân Trí 185] Live Stream ngày 27/06/2017

🔥 Bản Tin Trong Ngày-18/11/2024

My Blog List