Việt Nam cưỡng chế
Vườn rau Lộc Hưng, gây bất mãn cho Công Giáo
Một mảnh ruộng ở Việt Nam. Ảnh minh họa.AFP
PHOTO / HOANG DINH NAM
Reuters hôm 17/01/2019 nhận định, việc chính quyền phá hủy trên
100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Tân Bình trong đó có một cơ sở của Công
Giáo, đã đẩy Giáo Hội vào thế phải phản đối, trong bối cảnh đã có nhiều vụ
chính quyền trưng thu đất đai.
Hãng tin Anh cho biết cư dân khu vực này thuộc phường 6 quận Tân
Bình, đã không được chính quyền cảnh báo trước khi nhà cửa bị đập phá, và sau
đó được đề nghị nhận một món tiền bồi thường nhỏ. Theo báo chí Nhà nước, những
căn nhà này được xây dựng bất hợp pháp.
Hơn 100 hộ dân trong đó có nhiều người sinh sống trên khu đất bị
cưỡng chế từ năm 1954, đã gởi đơn kêu cứu lên chính quyền trung ương, và hiện
nay đã có 17 văn phòng luật sư nhận trợ giúp pháp lý. Được biết trong số những
căn nhà bị phá hủy có một cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế dành làm chỗ trú ngụ cho
khoảng 20 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa không nơi nương tựa.
Tuy Giáo Hội chưa chính thức lên tiếng, nhưng gần đây xuất hiện lá
thư của Tòa Tổng giám mục Sài Gòn gởi chính quyền địa phương năm 2007, khẳng
định khoảng 3 hecta tại Vườn rau Lộc Hưng là sở hữu của Giáo Hội Công Giáo chứ
không phải của chính quyền Sài Gòn cũ. Văn bản lưu ý là bà con canh tác ở đây
đã vượt quá xa tiêu chuẩn để được đền bù về đất, vì họ đã sử dụng liên tục và
ổn định suốt hơn nửa thế kỷ qua, trong khi đó theo quy định thì chỉ cần được sử
dụng trước ngày 15/10/1993.
Chính quyền quận Tân Bình không trả lời hãng tin Anh.
Reuters dẫn lời giám mục gốc Việt Vincent Nguyễn Văn Long ở Úc tố
cáo chính quyền thường sử dụng vũ lực cưỡng chế đối với đất đai có giá trị
thương mại, và trong vụ Vườn rau Lộc Hưng, cả trăm gia đình đã bị mất nơi cư ngụ,
tài sản bị hư hại.
Theo Thomson Reuters Foundation, đây là xung đột mới nhất trong số
các vụ tranh chấp đất đai kể từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành công cuộc
đổi mới kinh tế vào cuối thập niên 1980. Nhiều khu đất nông nghiệp đã bị trưng
dụng để xây xa lộ hoặc các khu công nghiệp lớn.
Đặc biệt có không ít cơ sở của Công Giáo bị trưng thu gây tranh
chấp với chính quyền, và đây là một trong những trở ngại chính trong việc bình
thường hóa quan hệ với Vatican.
Ông John Gillespie, thuộc trường đại học Monash ở Melbourne, nói :
« Nhà nước Việt Nam vẫn nghi kỵ
Công Giáo vì lịch sử gắn với thời kỳ Pháp đô hộ. Xung đột thường xảy ra khi đất
đai của Giáo Hội bị rơi vào tầm ngắm của tư nhân ngành địa ốc ».
Tại miền Bắc, nhiều đất đai của Công Giáo bị nhà nước quản lý sau
năm 1954, tuy có trả lại một số trong thập niên 1980 và 90. Theo báo cáo của
Open Doors công bố hôm thứ Tư 16/1, nhiều nhà thờ, tu viện ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn
bị áp lực phải giải tỏa ; chẳng hạn vụ Đan Viện Thiên An ở Huế.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment